Đàn Đoản là nhạc khí truyền thống của dân tộc Việt và một số dân tộc ít người ở miền Bắc Việt Nam. Tương tự với đàn Đoản, người H’Mông có Thà Chìn, người Lô Lô có Gièn Xìn, hộp đàn mỏng hơn, có vẽ hoa và khoét lỗ thoát âm.
Đàn Đoản là nhạc khí dây gảy loại có dọc (cần đàn), một số các nước khác ở Châu Á cũng có, đàn Đoản được nhập vào Việt Nam và trở thành đàn Việt Nam.
Bài viết hôm nay, mời các bạn cùng Tạ Thâm tìm hiểu về đàn Đoản.
1. Hình thức cấu tạo
Đàn Đoản là nhạc khí dây gảy (cần ngắn) có 4 dây
1. Thùng đàn
2. Mặt đàn
3. Dọc đàn (cần đàn)
4. Dây đàn
5. Bộ phận lên dây
6. Phím gảy đàn
Thùng đàn: hình tròn dẹt, đường kính 35cm, thành đàn dầy 7cm, bằng gỗ cứng, đáy đàn bịt gỗ, không khoét lỗ thoát âm.
Mặt đàn: mặt đàn làm bằng gỗ nhẹ, xốp, để mộc trên mặt đàn có ngựa đàn.
Dọc đàn (cần đàn): rất ngắn khoảng 20cm, làm bằng gỗ cứng, chỉ gắn được 2 phím, còn 8 phím gắn ở mặt đàn, chiếm giữa hình tròn của mặt đàn. Các phím đều cao, được gắn dựa theo thang âm bảy cung chia đều.
Dây đàn: bằng tơ se nay thay bằng nylông, hai dây to cùng một âm, 2 dây nhỏ cùng một âm, được lên cách nhau một quãng 5 đúng: Sol 1 – Rê2
Bộ phận lên dây: có 4 trục gỗ để lên dây, một trục gỗ xuyên ngang hai bên thành đàn (ở phía cuối thân đàn) để mắc dây và lên dây. Bộ phận lên dây được cải tiến để dây không bị chùng xuống.
Phím gảy đàn: nhạc công gảy đàn bằng miếng nhựa với những ngón gảy, hất, vê…
2. Màu âm, tầm âm
Màu âm đàn Đoản trong sang, tươi tắn. Tầm âm rộng hơn 2 quãng 8 từ Sol1 đến Mi 3 (g1 – e3). Khoảng âm dưới: tiếng đàn ấm, vang và tình cảm.
Khoảng âm giữa: tiếng đàn trong sang.
Khoảng âm cao: tiếng đàn đanh, khô, ít vang, gây căng thẳng.